Máy lọc không khí là gì? Công dụng và cách sử dụng ra sao. Xem ngay bài viết dưới đây của mình để được giải đáp các thắc mắc và hiểu hơn về chiếc máy lọc không khí này nhé.
1 Máy lọc không khí là gì?

Là thiết bị thông qua các tính năng như lọc bụi, khử mùi hôi, diệt khuẩn, loại bỏ nấm mốc và loại bỏ các chất khác giúp không khí trong lành hơn để bảo vệ hệ hô hấp của con người trước tác động của môi trường gây ra.
2 Các loại máy lọc không khí
Máy lọc không khí được chia làm 3 nhóm chính là:
1 Máy lọc không khí phòng ngủ
Máy lọc này được thiết kế để sử dụng trong phòng riêng như phòng ngủ và phòng khách…Mỗi loại máy được thiết kế với công suất, lưu lượng gió khác nhau để đảm bảo tối ưu được trên diện tích nhất định.
2 Máy lọc không khí trung tâm
Đây là loại máy lọc không khí có công suất tương đối lớn, thường được sử dụng cho toàn bộ căn nhà hay 1 xưởng sản xuất. Chi phí đầu tư về máy lọc này khá lớn và lắp đặt hơi phức tạp.
3 Máy lọc không khí trên ô tô
Nhiều người đi ô tô cực kì thích loại máy lọc không khí này. Đặc tính nhỏ gọn, tiện lợi, lọc không khí bớt mùi lạ, khử mùi hôi nhanh chóng. Lọc bớt mùi làm mọi người đi trên xe bớt say xe luôn ấy chứ.
>> Xem thêm: Máy lọc không khí Xiaomi có tốt không? Loại nào tốt nhất 2022
3 Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí
Có 2 loại cơ chế giúp làm sạch không khí mà máy lọc có thể áp dụng là lọc không khí thụ động và lọc không khí chủ động.
Cơ chế lọc không khí thụ động
– Là phương pháp sử dụng bộ lọc để làm sạch không khí bằng cách sử dụng quạt hút để hút không khí từ môi trường ngoài vào bên trong máy. Sau đó, không khí sẽ được đưa qua bộ lọc để làm sạch rồi được đưa trở lại môi trường ngoài.
– Bộ lọc thường gồm nhiều loại màng lọc khác nhau được làm từ các chất liệu như foam, sợi thủy tinh, bông…
– Mỗi loại sẽ có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm dựa trên kích thước hoặc tính chất của tác nhân đó.
– Các loại màng lọc thường gặp gồm:

Màng lọc thô: Có chức năng lọc bụi kích thước lớn, lông động vật, tóc, côn trùng nhỏ, một số loại phấn hoa.
Màng lọc HEPA: Có chức năng lọc bụi, nấm mốc, phấn hoa… có kích thước nhỏ tới 0,3 micromet.
Màng lọc than hoạt tính Cacbon : Có chức năng lọc khí thải, khói thuốc, mùi khó chịu…
Cơ chế lọc không khí chủ động
– Là phương pháp lọc không khí không sử dụng bộ lọc mà áp dụng một số công nghệ khác như:
Công nghệ Plasmacluster ion : Giải phóng các ion âm, ion dương để làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm, từ đó khiến các tác nhân này không thể trôi nổi trong không khí mà sẽ bị dính vào các bề mặt quanh phòng và có thể dễ dàng làm sạch bằng cách hút bụi, quét dọn, lau chùi.
Lọc bụi tĩnh điện: Làm nhiễm điện các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí, sau đó hút các tác nhân này bằng tấm tích điện.
Tạo ozone: Loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm trong không khí.
Chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím: Sử dụng tia UV để diệt khuẩn, cụ thể là loại bỏ các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm mốc.
Sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác: Sử dụng ánh sáng tia cực tím kết hợp với các chất xúc tác để tạo phản ứng hóa học oxy hóa các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, mùi hôi, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thành các sản phẩm phụ vô hại
4 Công dụng của máy lọc không khí
1 Lọc sạch bụi mịn

Các máy lọc trên thị trường hiện nay trang bị 4-5 lớp màng lọc khác nhau. trong đó màng lọc HEPA là nơi giữ lại các hạt bụi bẩn siêu nhỏ kích thước 2.5 micromet mắt thường khó nhìn thấy. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm hít thở trong môi trường không có hạt bụi xe, bụi không khí…
Một trong những máy lọc không khí có màng HEPA tốt nhất hiện nay phải kể đến như: Hitachi, Coway, LG Puricare, Boneco...
2 Diệt vi khuẩn, virus lên đến 99%
Máy lọc không khí sử dụng công nghệ Plasmacluster ion hoạt động dựa trên nguyên tắc phát ra các ion mang điện tích, tác động vào cấu trúc protein của vi khuẩn, vi rút làm phá vỡ và ngăn chặn sự sinh sôi của chúng.
3 Khử mùi, khói thuốc lá, khí thải
Những mùi hôi khó chịu như thuốc lá, đồ ăn, đồ uống và những khói bụi độc hại… thường gây cho con người cảm giác khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp.

Màng than hoạt tính trong máy lọc có khả năng giữ lại mùi hôi đồng thời phát tán ion trong không khí, khử sạch mùi hôi trong phòng.
Các dòng máy cao cấp được trang bị màng lọc hiện đại, có thể khử được các loại khí độc, khí thải và các mùi trong nhà. Bạn sẽ cảm nhận không khí trong lành hơn trong cỡ 20 phút.
4 Loại bỏ nấm mốc và các chất gây dị ứng
Máy lọc không khí có màng lọc Hepa có thể lọc sạch các yếu tố .gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng mà mắt thường khó thấy được

Ngoài ra, quá trình phát tán ion sẽ phá vỡ cấu trúc phân tử của các loại nấm mốc ký sinh, qua đó làm sạch hoàn toàn bầu không khí trong phòng.
5 Làm đẹp da và tóc
Các loại máy lọc không khí hiện nay được tính năng tự động tạo độ ẩm bằng cách thông qua bộ lọc ẩm, tạo hơi nước siêu nhỏ và bay ra môi trường bên ngoài, giúp độ ẩm trong phòng luôn giữ ở mức tối ưu nhất.
Gia đình bạn hay sử dụng máy lạnh trong phòng sẽ làm da và tóc mất nước, máy lọc không khí tạo độ ẩm bổ sung hơi nước giúp da và tóc bạn khỏe hơn.
6 Tính năng bắt muỗi

Một số máy lọc không khí còn được trang bị tính năng bắt muỗi. Với thời tiết nóng ẩm Vệt Nam khá nhiều muỗi thì máy được trang bị tính năng này bạn có thể yên tâm giấc ngủ của bạn không lo bị làm phiền nhé.
Tính năng này được khá nhiều ngừoi ưa chuộng nhất là gia đình sống ở khu vực ven sông, vùng ngoại ô…
7 Giảm khả năng tĩnh điện và tiết kiệm điện năng
Ở thời tiết nước ta nóng ẩm quanh năm nên các thiết bị điện dễ bị dò rỉ, nhiễm điện. Khi ta trang bị máy lọc không khí sẽ thoát khỏi hiện tượng này, mình sẽ không sợ bị nhiễm điện trên da và quần áo nữa. Máy lọc không khí sẽ cân bằng độ ẩm không khí nhanh chóng và an toàn.
Máy lọc không khí tiêu thụ điện chỉ khoảng ~ 40 W/h, tương đương gần bằng một bóng đèn sợi đốt. Nếu bạn chọn máy có công suất vừa phải thì hoàn toàn có thể tiết kiệm điện đáng kể cho gia đình.
5 Hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí để đạt được hiệu quả cao
1 Chọn công suất máy phù hợp với diện tích phòng
Lựa chọn công suất cho máy lọc không khí gia đình phù hợp với diện tích sử dụng đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả làm sạch cũng như chi phí sinh hoạt. Công suất cao sẽ tiêu tốn điện năng còn công suất nhỏ sẽ không đạt được hiệu quả tiêu diệt tận gốc các vi khuẩn, virus.
2 Vị trí đặt máy đúng cách

Việc đặt máy lọc không khí không đúng cách sẽ khiến cho hiệu năng hoạt động của máy thấp hơn so với bình thường. Thông thường máy nên đặt máy cách xa cách vật dụng như tủ quần áo, bàn ghế, vật chắn khoảng 40cm trở lên để không cản trở luồng đối lưu không khí.
Nếu gia đình bạn sử dụng điều hòa thì nên để máy ngay dưới hướng gió, luồng không khí được vận hành một cách tốt hơn, giúp máy lọc sạch nhanh hơn.
3 Hướng dẫn sử dụng các chức năng
- Với các sản phẩm máy lọc không khí được tích hợp chức năng diệt khuẩn, nấm mốc:
+ Chúng chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định với từng loại vi khuẩn (trung bình là 4 - 6 giờ). Sau thời gian này, bạn nên cho máy hoạt động trở lại để bầu không khí luôn được đảm bảo, mang lại không gian trong lành, thư thái.
- Chọn chế độ sử dụng tùy vào tình trạng không khí trong phòng:
Không khí trong phòng ở không qua bẩn: Bạn nên sử dụng ở mức lưu lượng khí thấp hoặc trung bình và bật máy hoạt động cả ngày.
+ Không khí trong phòng ô nhiễm do lâu ngày không sử dụng: Các không gian lâu không được sử dụng thường chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc, mùi khó chịu,..Lúc này, bạn nên bật máy ở chế độ lưu lượng khí cao nhất và để máy hoạt động cả ngày.
Các chế độ thông minh của các dòng máy cao cấp của Coway, Hitachi, Panasonic như econavi, inverter báo không khí đã được lọc sạch và tự động tạm dừng tiết kiệm điện năng hiệu quả và có độ tiện lợi cao.
Các chức năng tạo khí ozone và ion âm tốt cho sức khỏe được thiết kế ở một số máy như máy Lifepro… không nên bật trong thời gian kéo dài 24/24 vì có thể gây mùi giống như trong bệnh viện.
+ Sử dụng máy lọc không khí tiết kiệm điện năng
Cách sử dụng máy lọc không khí vừa hiệu quả vừa tiết kiệm điện:
- Bật chế độ tiết kiệm điện.
- Chuyển sang chế độ ban đêm khi đi ngủ hoặc lúc ít người.
- Chỉ bật max chức năng trong trường hợp không khí trong phòng ô nhiễm nặng.
- Không nên sử dụng máy liên tục 24/24.
- Sử dụng chế độ hẹn giờ.
- Trong điều kiện bình thường, nên để máy ở chế độ Auto.
6 Cách vệ sinh máy lọc không khí
Bước 1: Tắt toàn bộ nguồn điện trước khi vệ sinh bộ lọc.
Bước 2: Dùng khăn ướt để lau phần vỏ máy. Có thể dùng máy hút bụi để hút các bụi bẩn tại các lỗ hút khí trên vỏ máy.
Bước 3: Tháo chốt giữ bộ lọc ở mặt sau.
Bước 4: Kéo bộ lọc ra khỏi máy lọc không khí.
Lưu ý: Khi kéo bộ lọc, bạn hãy cầm vào phần quai kéo và không nên chạm vào phần lưới lọc.
Bước 5: Dùng chổi mềm, khăn khô để vệ sinh lau chùi bên ngoài bộ lọc. Tuyệt đối không sử dụng nước để rửa bộ lọc bởi có thể gây ra hỏng hóc và sẽ không được bảo hành.
Bước 6: Sau khi vệ sinh hoặc thay lõi lọc mới, bạn chỉ cần lắp lõi lọc vào máy lọc không khí, đóng nắp lại và tiếp tục sử dụng bình thường.
Lời kết:
Qua bài viết trên hy vọng các bạn hiểu hơn Máy lọc không khí là gì? Công dụng của nó ra sao. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người biết nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Bài viết liên quan